An Giang không chỉ nổi tiếng với những điểm du lịch ấn tượng, mà còn có các loại trái cây được du khách yêu thích như thốt nốt, dâu da và trâm.
Thốt nốt được trồng nhiều tại An Giang
Thốt nốt là một loại trái cây đặc sản ở miền Tây Nam Bộ, đặc biệt phổ biến ở vùng biên giới An Giang.
Múi thốt nốt
Nước thốt nốt cũng là một loại nước giải khát tuyệt vời trong những ngày Hè
Múi thốt nốt có vị ngọt mát, giòn dai và thơm ngon. Ngoài việc ăn tươi, thốt nốt còn được sử dụng để nấu chè, làm đường, bánh ngọt và bánh bò. Nước thốt nốt cũng là một loại nước giải khát tuyệt vời trong những ngày Hè.
Quả dâu da có vỏ màu vàng đậm dày, bên trong là múi trắng đục và có hạt
Dâu da là một loại trái cây đặc trưng của An Giang. Quả dâu da có vỏ màu vàng đậm dày, bên trong là múi trắng đục và có hạt. Vị của dâu da ngọt pha vị chua dịu, tạo nên một hương vị ấn tượng.
Dâu da có vị chua ngọt thanh mát đặc trưng
Dâu da không chỉ được ăn tươi mà còn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Vùng đất núi Cấm ở An Giang đã trở thành điểm trồng dâu da nổi tiếng, thu hút du khách đến thưởng thức trái ngon và tham quan vườn dâu.
Trái trâm có vị chua và chát, tạo nên những chùm trái dày đặc rực rỡ màu sắc
Trái trâm là một loại trái cây có hình dạng bầu dục và màu xanh khi còn non, chuyển sang màu đỏ, tím và đen khi chín. Trái trâm có vị ngot, xem lẫn chua và chát, ẩn bên trong những chùm trái dày đậm đà màu sắc.
Khu vực xã Núi Tô và các xã thuộc huyện Tri Tôn, Tịnh Biên là nơi có nhiều trâm. Cây trâm tạo nên cảnh quan xanh mát trên các đồng ruộng và là một phần không thể thiếu trong văn hóa và cuộc sống của người dân địa phương.
Trái trâm có vị ngọt, xem lẫn chua và chát
Mỗi mùa, khi trái trâm chín rộ, người dân thu hoạch và bán để kiếm thêm thu nhập. Quả trâm chín có hương vị đặc biệt, hấp dẫn nhiều người và có thể được ăn tươi hoặc sử dụng để chế biến các món ăn khác.
Những loại trái cây độc lạ chỉ có ở An Giang, như thốt nốt, dâu da và trâm, không chỉ là những món ăn ngon miệng mà còn mang trong mình giá trị văn hóa và kinh tế
Ngoài giá trị kinh tế, trái trâm còn mang ý nghĩa văn hóa đặc biệt trong đời sống của người dân Khmer ở vùng biên An Giang. Trâm được coi là biểu tượng của sự gắn kết văn hóa và tình yêu thương của người Khmer đối với mảnh đất quê hương.
(Nguồn: Dương Việt Anh, Sài Gòn Tiếp Thị, Thứ hai, 22/05/2023)