Englishen

Đèo Cả, đèo Cổ Mã dọc đường về từ mũi Đại Lãnh

Thứ hai, 09/08/2021, 15:55 GMT+7

Dọc đường từ Nha Trang (Khánh Hòa) ngược lại Phú Yên về phía Bắc, một địa điểm du khách nên ghé thăm là mũi Đại Lãnh, nơi được coi là điểm cực đông của Việt Nam.

1_17

Mũi Điện cách thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) chừng 30 km. Đây là địa điểm giới trẻ hay check-in nhất khi đi qua địa phận xã Hoà Tâm, huyện Đông Hòa. Tại mũi có một tấm bảng bằng đá hoa cương ghi dòng chữ “Điểm cực đông - Nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam”.

 

2_13

Ngọn hải đăng Đại Lãnh được người Pháp xây dựng từ năm 1890, cao 26,5 m so với nền tòa nhà và cao 110 m so với mặt nước biển.

 

3_12

Dọc đường từ mũi Đại Lãnh về Nha Trang, một địa điểm dễ thu hút du khách khác là đèo Cổ Mã, đèo Cả.

 

4_11

Hầm đèo Cả nằm giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, hiện là hầm đường bộ dài thứ hai cả nước, sau hầm Hải Vân, với vốn đầu tư hơn 16.600 tỷ đồng. Công trình được thiết kế 4 làn xe (mỗi làn rộng 3,75 m) theo tiêu chuẩn cao tốc.

 

5_10

Hầm đèo Cổ Mã thuộc tỉnh Khánh Hòa giáp ranh với Phú Yên là một trong những công trình thuộc dự án Hầm Đèo Cả (Phú Yên). Đây được coi là công trình hầm đường bộ lớn và hiện đại nhất Việt Nam.

 

6_10

Dân cư tại đây khá thưa thớt. Để ngắm cảnh đẹp, bạn nên đi vòng theo đường đèo (bên phải) thay vì đi xuyên qua hầm.

 

7_8

Dân cư tại đây khá thưa thớt. Để ngắm cảnh đẹp, bạn nên đi vòng theo đường đèo (bên phải) thay vì đi xuyên qua hầm.

 

8_8

Nhiều bãi biển trải dài dọc cung đường này hiện lên tuyệt đẹp. Đặc biệt từng lớp sóng xô bờ cát cuồn cuộn nhẹ nhàng.

 

9_9

Có mặt tại đây vào bất cứ khung giờ nào trong ngày, du khách có thể quên đi những mệt nhọc, ưu phiền bởi khung cảnh hoang sơ, ít bị tác động bởi bàn tay con người.

(Nguồn: Nhật Hòa, Zing news, Thứ hai, 9/8/2021 09:28 (GMT+7))