Englishen

Bảo tàng hạnh phúc tại Đan Mạch

Thứ sáu, 09/07/2021, 09:38 GMT+7

"Thế giới cần hạnh phúc hơn một chút vào thời dịch bệnh" là tiêu chí của những người sáng tạo ra bảo tàng này.

Cùng lời giới thiệu "Bảo tàng nhỏ nhưng trưng bày điều lớn lao trong cuộc sống", bảo tàng Hạnh phúc tại thủ đô Copenhagen được thành lập để chứng minh tại sao Đan Mạch thường có thứ hạng cao trong danh sách các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.

TSTtourist-bao-tang-hanh-phuc-tai-dan-mach-1Bảo tàng nằm tại khu phố cổ của Copenhagen. Ảnh: The Happiness MuseumBảo tàng được lập bởi Viện Nghiên cứu Hạnh phúc, một tổ chức nghiên cứu sức khoẻ, độ hạnh phúc và chất lượng cuộc sống con người. Tham quan bảo tàng giống như tham gia một chuyến du lịch qua từng quốc gia và khám phá các khía cạnh hạnh phúc của họ, hay còn gọi là "hạnh phúc toàn cầu".

Du khách đến đây sẽ tìm hiểu hạnh phúc là gì, như thế nào từ quốc gia này đến quốc gia khác. Các khu vực của bảo tàng bao gồm "Địa lý hạnh phúc", "Chính trị hạnh phúc", "Phòng thí nghiệm hạnh phúc", "Giải phẫu nụ cười", "Lịch sử hạnh phúc", "Hạnh phúc tại Bắc Âu", "Tương lai của hạnh phúc". Trong đó, khu "Địa lý hạnh phúc" chỉ ra bản đồ thứ hạng hạnh phúc của các quốc gia trên giới, khu "Phòng thí nghiệm hạnh phúc" chỉ ra cảm giác vui sướng đến từ đâu trong não chúng ta và hạnh phúc thay đổi thế nào theo tuổi tác... Mục tiêu của bảo tàng là nỗ lực khiến du khách nhận ra hạnh phúc là điều bất kỳ ai, từ bất kỳ đâu cũng đều có được. Du khách tham quan sẽ hiểu được định nghĩa "hygge" của người Bắc Âu, mô tả cảm giác ấm cúng, hạnh phúc, bình dị.

TSTtourist-bao-tang-hanh-phuc-tai-dan-mach-2Du khách bên trong gian "Chính trị hạnh phúc". Tại đây, bảo tàng đặt những câu hỏi như "GDP có ảnh hưởng đến hạnh phúc của một quốc gia không?". Một số thông tin mà bảo tàng cung cấp là cuộc bầu cử tổng thống Donald Trump đã gây ra một ngày không hạnh phúc nhất trong năm đó tại Anh. Ảnh: The Happiness Museum

Các buổi triển lãm không chỉ trưng bày tĩnh vật mà còn có tính tương tác. Tại đây, đội ngũ sáng tạo đặt một chiếc ví đầy tiền mặt giữa sàn nhà. Điều đáng ngạc nhiên là chiếc ví luôn được trả lại cho lễ tân, sau bất kỳ mỗi lần bảo tàng "đặt lại" vật trưng bày. Sau nhiều tháng thử nghiệm liên tục, chưa có kết quả tiêu cực về vị khách nào không trả lại nó cho bảo tàng. Giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Hạnh phúc, ông Mark Wiking cho biết, điều này là kết quả của mức độ tin tưởng giữa người với người và thúc đẩy sự hạnh phúc.

Bảo tàng được mở vào tháng 7/2020, khi đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và gây ảnh hưởng tiêu cực lớn đến toàn cầu. Điều này đã gây ra nhiều tranh cãi song Mark Wiking chia sẻ với CNN, "Chúng tôi nghĩ, có thể không có nhiều khách vào những ngày dịch bệnh, nhưng thế giới cần hạnh phúc hơn một chút vào thời gian này". Từ đó đến hiện nay, bảo tàng vẫn luôn đón lượng khách tham quan ổn định và có các biện pháp phòng dịch đầy đủ, đảm bảo an toàn cho bất kỳ du khách nào muốn khám phá các khía cạnh của hạnh phúc.

TSTtourist-bao-tang-hanh-phuc-tai-dan-mach-3Sau khi tham quan, khách sẽ được yêu cầu viết định nghĩa hạnh phúc của riêng mình. Trên tường bảo tàng dán những tờ ghi chú cho câu hỏi "Hạnh phúc là gì?". Ảnh: The Happiness MuseumBảo tàng hy vọng cảm giác này sẽ mang lại cho du khách niềm vui rất lâu sau khi họ rời nơi này.

(Nguồn: Trung Nghĩa, VnExpress, Thứ sáu, 9/7/2021, 09:02 (GMT+7))